Những câu hỏi liên quan
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
17 tháng 3 2017 lúc 2:13

Cam-pu-chia:

- Cam-pu-chia phát triển cả nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ. Trong cơ cấu kinh tế năm 2002, nông nghiệp chiếm 37,1%, công nghiệp chiếm 20,5%, dịch vụ chiếm 42,4%.

- Trên cơ sở của tài nguyên sẵn có như Biển Hồ rộng lớn, đồng bằng phù sa màu mỡ, có quặng man-gan, quặng sắt, vàng, đá vôi, Cam-pu-chia phát triển một số nghành sản xuất như trồng lúa gạo, ngô tại các đồng bằng ven sông, trồng cao su tại các cao nguyên, đánh cá tại biển Hồ, sản xuất xi măng, khai thác một số quặng kim loại màu, phát triển công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm cao su.

Bình luận (0)
Phạm Nhật Lương
Xem chi tiết
Thanh Phong (9A5)
9 tháng 2 2023 lúc 13:33

Trả lời:

- Lào phát triển nông nghiệp lả chủ yếu.

- Điều kiện phát triển: Địa hình đồi núi, tài nguyên rừng, khoáng sản, nhiều sông lớn.

+ Nông nghiệp: phát triển ngành lâm nghiệp, trồng cây công nghiệp và chăn nuôi gia súc. Sản phẩm chủ yếu: Gỗ, giấy, Cây cao su, hồ tiêu, cà phê, lúa gạo,...

+ Công nghiệp: Khai thác và chế biến khoáng sản, thủy điện, luyện kim, cơ khí, chế biến lương thực thực phẩm...

+ Dịch vụ: Du lịch, xuất khẩu lâm sản, nông sản và khoáng sản.

Bình luận (0)
Phương Ngân
Xem chi tiết
Phương Ngân
29 tháng 11 2021 lúc 17:03

giúp tui vs

Bình luận (0)
An Chu
29 tháng 11 2021 lúc 17:09

Tham khảo

 

Công nghiệp chế biến thủy sản phát triển có vai trò quan trọng đối với ngành đánh bắt và nuôi trồng thủy sản:

- Tạo đầu ra lớn về các sản phẩm của ngành thủy sản, thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của ngành này.

- Thông qua chế biến làm tăng giá trị thủy sản, việc bảo quản và chuyên chở các sản phẩm thủy sản được thuận lợi hơn.

- Tạo việc làm và tăng thu nhập cho người dân, thúc đẩy ngư nghiệp phát triển theo hướng bền vững.

 

Bình luận (1)
Lê Văn Quốc Huy
Xem chi tiết
Bùi Thị Ánh Tuyết
29 tháng 2 2016 lúc 11:17

a) Điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển cây cà phê ở Tây Nguyên

- Địa hình và đất đai thuận lợi cho việc phát triển vùng chuyên canh cà phê quy mô lớn

- Khí hậu cận xích đạo; có sự phân hóa theo đai cao, tạo điều kiện để phát triển nhiều loại cây cà phê

b) Tình hình sản xuất và phân bố cây cà phê

Là cây công nghiệp quan trọng số 1 ở Tây Nguyên. Diện tích cà phê ở Tây Nguyên năm 2006 khoảng 450 nghìn ha, chiếm 4/5 diện tích cà phê cả nước.

- Cơ cấu cây trồng đa dạng : cà phê chè, cà phê vối. Phân bố rộng, tập trung nhiều ở tình Đăk Lăk

c) Biện pháp để phát triển ổn định cây cà phê vùng này

- Bổ sung lao động : đảm bảo nhu cầu về lương thực

- Nâng cấp cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật. Thu hút đầu tư nước ngoài vào sản xuất cà phê, tìm kiếm ổn định thị trường.

 

Bình luận (0)
chu thị ánh nguyệt
8 tháng 12 2017 lúc 18:57

Thuận lợi:
– Đất badan diện tích rộng, màu mỡ, thích hợp với cây công nghiệp lâu năm.
– Có những mặt bằng rộng lớn, thuận lợi cho thành lập các vùng chuyên canh quy mô lớn…
– Khí hậu cận xích đạo, nhiệt lượng dồi dào cùng với nguồn nước phong phú, là điều kiện thuận lợi cho cây trồng phát triển; mùa khô kéo dài thuận lợi cho phơi sấy.

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
18 tháng 12 2017 lúc 12:48

a) Khái quát

Tây Nguyên có vị trí địa lí quan trọng (giáp Lào, Cam-pu-chia, Đông Nam Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ), gồm 5 tỉnh (Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng) với diện tích 54.475 k m 2 , dân số 4,4 triệu người (năm 2002)

b) Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

*Thuận lợi

-Địa hình cao nguyên xếp tầng, khí hậu cận xích đạo, có sự phân hoá theo độ cao, đất badan, thích hợp cho việc phát triển rừng

-Độ che phủ rừng lớn nhất so với các vùng khác (đạt 54,8% năm 2003), có nhiều loại gỗ quý (cẩm lai, gụ mật, nghiến, trắc, sến)

-Tiềm năng thuỷ điện lớn (chỉ sau Trung du và miền núi Bắc Bộ)

-Tiềm nàng thuỷ điện chủ yếu lập trung trên các sông Xê Xan, Xrê Pôk và thượng nguồn sông Đồng Nai

*Khó khăn

-Diện tích rừng tự nhiên và trữ lượng gỗ bị giám sút do cháy rừng

-Đất bị xói mòn, rửa trôi, nguồn nước ngầm hạ thâp về mùa khô

c) Điều kiện kinh tế - xã hội

*Thuận lợi

Đường lối, chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước, sự hình thành các lâm trường và kinh nghiệm sản xuất của nhân dân trong vùng

*Khó khăn

-Thưa dân, đội ngũ cán bộ khoa học kĩ thuật và lao động có tay nghề thiếu, trình độ dân trí và mức sống của nhân dân còn thấp

-Cơ sở hạ tầng (mạng lưới giao thông, thông tin liên lạc,...) và cơ sở vật chất - kĩ thuật chưa đáp ứng được yêu cầu

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
4 tháng 12 2018 lúc 4:47

- Có nhiều tài nguyên khoáng sản (than, dầu mỏ, khí tự nhiên, quặng sắt, kim loại màu quý hiếm,...).

- Dân số đông, vừa cung cấp nguồn lao động dồi dào, vừa là thị trường tiêu thụ rộng lớn hàng tiêu dùng.

- Có nhiều chính sách và biện pháp tích cực để phát triển công nghiệp địa phương, sản xuất mặt hàng tiêu dùng.

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
4 tháng 6 2019 lúc 6:07

- Có nhiều tài nguyên khoáng sản (than, dầu mỏ, khí tự nhiên, quặng sắt, kim loại màu quý hiếm,...).

- Dân số đông, vừa cung cấp nguồn lao động dồi dào, vừa là thị trường tiêu thụ rộng lớn hàng tiêu dùng.

- Có nhiều chính sách và biện pháp tích cực để phát triển công nghiệp địa phương, sản xuất mặt hàng tiêu dùng.

Bình luận (0)
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Minh Thư
1 tháng 4 2017 lúc 11:48

a) Những ngành công nghiệp khai thác nào có điều kiện phát triển mạnh là: khai thác than, apatit, đá vôi và các quặng kim loại sắt, đồng, chì, kẽm. Do các mỏ khoáng sản trên có trữ lượng khá, điều kiện khai thác tương đối thuận lợi, nhu cầu trong nước lớn (phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa) và có giá trị xuất khẩu.

- Than -> Làm nhiên liệu cho các nahf máy nhiệt điện, chất đốt cho sinh hoạt và có giá trị xuất khẩu

- Apatit → sản xuất phân bón phục vụ cho nông nghiệp

- Đá vôi → nguyên liệu để sản xuất xi măng

- Các kim loại: sắt, đồng, chì, kẽm → công nghiệp luyện kim → công nghiệp cơ khí, điện tử…

b) Chứng minh ngành công nghiệp luyện kim đen ở Thái Nguyên chủ yếu sử dụng nguyên liệu khoáng sản tại chỗ.

Công nghiệp luyện kim đen ở Thái Nguyên sử dụng các nguyên liệu tại Thái Nguyên như sắt Trại Cau, than mỡ Phấn Mễ hoặc gần Thái Nguyên như Mangan của mỏ Trùng Khánh (Cao Bằng).

c) Sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm than theo mục đích:

- Làm nhiên liệu các nhà máy nhiệt điện

- Phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước

- Xuất khẩu.

d) Vẽ sơ đổ thể hiện môi quan hệ giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm than theo mục đích:

- Làm nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện.

- Phục vụ nhu cầu tiêu dùng than trong nước.

- Xuất khẩu


Bình luận (0)
Bình Trần Thị
1 tháng 4 2017 lúc 17:13

a) Những ngành công nghiệp khai thác nào có điều kiện phát triển mạnh là: Khai thác than, apatit, đá vôi và các quặng kim loại sắt, đồng, chì, kẽm. Do các mỏ khoáng sản trên có trữ lượng khá, điều kiện khai thác tương đối thuận lợi, nhu cầu trong nước lớn (phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa) và có giá trị xuất khẩu.
– Than -> Làm nhiên liệu cho các nahf máy nhiệt điện, chất đốt cho sinh hoạt và có giá trị xuất khẩu
– Apatit → sản xuất phân bón phục vụ cho nông nghiệp
– Đá vôi → nguyên liệu để sản xuất xi măng
– Các kim loại: sắt, đồng, chì, kẽm → công nghiệp luyện kim → công nghiệp cơ khí, điện tử…

b) Chứng minh ngành công nghiệp luyện kim đen ở Thái Nguyên chủ yếu sử dụng nguyên liệu khoáng sản tại chỗ.
Công nghiệp luyện kim đen ở Thái Nguyên sử dụng các nguyên liệu tại Thái Nguyên như:
+Mỏ sắt Trại Cau: cách trung tâm công nghiệp Thái Nguyên khoảng 7 km.
+Than mỡ Phấn Mễ: cách trung tâm công nghiệp Thái Nguyên khoảng 17 km
+Mỏ than Khánh Hòa: cách trung tâm công nghiệp Thái Nguyên khoảng 10 km.

Bình luận (0)
Bình Trần Thị
1 tháng 4 2017 lúc 17:14

d) Sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm than theo mục đích:
– Làm nhiên liệu các nhà máy nhiệt điện
– Phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước
– Xuất khẩu.

Bình luận (0)
Minh Tuyết
Xem chi tiết